My Art

Unravelling art's dark depth by Phuong Nguyen

Details ““Bug war”, 2023

7 years ago, I had the opportunity to stay in Japan for 3 months and concluded with a memorable farewell trip to Mount Koya, where I spent a few nights in a temple. It was during this period that I stumbled upon “In Praise of Shadows”, a book that laid the foundation for my aesthetic sensibility. Until that moment, I never quite understood why my heart gravitated towards the obscure, the mysterious, the unseen, the unknown. To this day, I’m still delving deeper into this inexplicable inclination. However, this book provided some insights and guided me on where to excavate further.

For years, I painted primarily watercolor on a pitch-black background, believing it to be a representation of darkness. Yet, I have come to realize that darkness transcends mere blackness. The shadow can trigger fear, but it doesn’t mean that it is malevolent. Sinister is the invisible darkness that conceals itself within the blindness of the light. Crimes unfold under the bright sun, like a spotlight, with people cheering as calamity befall, treating it as if it were a play, while their lives carry on.

I’m often asked about the mythological basis of my art, given my extensive inspiration from ancient art and mythological figures. While some of them, indeed, rooted in specific stories, most borrow symbolism to convey a narrative. My aspiration is to paint in the old manner, yet my stories will always remain contemporary. The narrative in the works of the old masters were relevant in their time, and replicating their aesthetics without adapting to present climate would be mere emptiness. While certain elements such as war and nature remain universal, the challenges we face today - such as immigration crisis, energy war, ecological collapse, etc – are the contemporary narrative that requires adaption while carrying on our heritage.

Details “God of Longevity contemplating the doom of humanity”, 2023

These days, I have been contemplating the role of art in times of unrest. Sometimes it feels like a dose of anesthetic, an amnesia. It can also be manipulated as a tool of propaganda to perpetuate the illusion of war, glorifying self-sacrifice for nationalism. What is the role of art when hell breaks loose? How can art respond to the abhorrent horror of war and subsequent crisis? What is the narrative it reveals in the face of gruesome reality?

Going through artworks addressing the context of war, I think art’s initial role is to bear witness.

The age-old debate on whether humans are inherently good or evil still resonates until today. I’m leaning towards the latter, as Xunzi suggested, “The nature of man is evil; his goodness is only acquired training.”

Goodness is like a fragile plant that’s crushed easily under the stomp of evil nature.

And what happens to one’s heart after prolonged exposure to darkness? Will darkness consume them? How long can they resist before falling to insanity?

I don’t know the answer to that. But I know as a witness, I gotta keep looking into the dark, searching for that frail gleam of the diamond of humanity.

The Essence of Four Seasons by Phuong Nguyen

Bốn Mùa là một motif tranh phương Đông cổ điển, thường được vẽ thành bốn tấm tách biệt, mỗi bức tranh sẽ có những loài hoa và động vật, chim muông được cẩn thận chọn lựa để tô điểm cho mùa mà chúng đại diện. Quả thực có những loài hoa chỉ khoe sắc trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, như thủy tiên, diên vỹ... rồi lại ngủ vùi suốt phần còn lại trong năm, nhưng bên cạnh đó còn nhiều rất nhiều những loài cây khác sinh trưởng mạnh mẽ qua suốt bốn mùa. Chúng đơm hoa, bung lá, rồi kết trái trĩu nặng, những tưởng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cây cũng đã sẵn sàng cho giấc ngủ đông, nhưng thực tế tôi thấy không như vậy. Những chồi non đỏ hồng đã kịp đâm lên tua tủa từ sâu trong thớ gỗ dày, và cành cây mùa đông giờ đây trụi lá, trơ xương bỗng vươn lên thẳng thớm lạ thường sau ba mùa chùng xuống dưới sức nặng của trái cây, tàn lá. Sự sống có thể khi rộn ràng, khi âm ỉ, nhưng tuyệt không có khoảng ngừng nghỉ.

Thay vì vẽ mỗi tranh một mùa riêng biệt, tôi muốn thể hiện sự tiếp diễn này bằng cách chứa đựng cả bốn mùa trong từng bức tranh. Và tôi cũng lồng ghép nơi mỗi loài cây một chi tiết nhỏ của cơ thể con người, gợi ý rằng giống như cây cối thay hình đổi dạng qua năm tháng, ta cũng đang đi qua bốn mùa của cuộc đời mình.

Details "A Mother's Dream"
2023
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

Mùa Xuân là một cái dạ con bên trong quả bầu, một cơ quan hoàn toàn mới cơ thể người mẹ tạo ra để nuôi nấng sinh mệnh đang lớn lên trong mình. Mùa Hạ là cột sống ẩn trong một thân hướng dương dị dạng, một bức tranh lấy cảm hứng từ những đóa hoa cúc đột biến sau sự cố rò rỉ phóng xạ Fukushima, và cái cách mà tự nhiên bao dung trước khác biệt, không như con người luôn rất thận trọng và đôi khi tàn nhẫn trước những điều xa lạ. Mùa Thu... một cành mơ rũ xuống buông lơi một nhánh xương tàn, một lời nhắc nhở về cuộc sống vô thường, đi qua bao thăng trầm rực rỡ của kiếp người rồi thì đến tận cùng ta cũng như cành cây trụi lá mà thôi. Rồi đến mùa Đông, một cái sọ trắng nấp dưới gốc một cây dẻ ngựa, xung quanh là hoa xuyên tuyết đang nở, báo hiệu rằng tuyết sắp tan. Những thân cây mới vươn lên, chẳng mấy chốc mà trở thành một cây dẻ ngựa trưởng thành to cao, vững chãi, vươn ra những cành lá khỏe khoắn nơi muông thú đến gọi là nhà. Ta là chiếc lá, là quả ngọt lớn lên từ cái cây đại thụ của tổ tiên, dấu vết của họ hiện hữu trong xương, thịt, trong từng phân tử của ta. Rồi khi bốn mùa của ta cuối cùng đã đi qua, sẽ đến phiên ta nằm xuống hòa thành dưỡng chất của đại thụ đó, lẳng lặng dõi theo nuôi dưỡng những mầm xanh mới... Một vòng tròn bất tử của sinh và diệt.

Details "Bloom, then wither away"
2022
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

-

In traditional motif, each of the four paintings represent a season, distinctively conveyed through the careful choice of birds and floral arrangement commonly associated with them. Although there are, indeed, certain flowers that only briefly grace us with their presence, like daffodils, iris… most plants persist throughout the year, blooming flowers, sprouting leaves, bearing fruits... When the final leaf departs, it’s commonly thought that the plant has entered a state of dormancy, its skeletal structure exposed under the harsh, wintry chill of winter. But I have seen otherwise – plants never truly slumber. The moment the last leaf falls, new buds already unfurl, sharp as an arrow, lifting up branches that were once sagged under the weights of fruits and foliage.

Details "Life, a fleeting dream"
2021
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

Instead of depicting each season individually, I want to convey this sense of continuity by combining all four seasons into a single painting. And I also incorporate a minute facet of human anatomy into the plant, mirroring the idea that, much like plants transform through months and years, we human are also passing through the four seasons of our lives.

Details "From soil to soul"
2022
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

In Spring, it manifests as a placenta encased within a calabash bottle, nursing a new life, a tribute to motherhood. Come Summer, it takes the form of a spine of a mutant sunflower, telling the story of nature's ability to embrace and radiate regardless of their odd appearance, unlike human who tend to be hostile towards things/people different from the norm. By the time Fall arrives, it unveils a skeletal hand exposed at the end of an apricot tree – a poignant reminder that, at the end of this vibrant and extraordinary journey, we will shed this skin, only a skeleton remains. And finally hail Winter, where a skull hidden amidst tangled roots, surrounded by snowdrop flowers, implying that a long and harsh winter is almost over. Horse Chestnut saplings sprout from the wet ground, unfurling new leaves. In no time, they will mature into a mighty, robust tree, providing a safe haven to other lives. We are constructed upon the foundations laid by our ancestors' branches and roots, their legacy forever imprinted in our flesh and bones, coded within every single atom. When the moment arrives, we too will become part of that eternal tree, providing the foundation for subsequent generations. The endless cycle of seasons continues.

Tiếng vọng by Phuong Nguyen

Triển lãm "Tụng ca vô thường" đã đi hơn nửa chặng đường, chỉ còn 10 ngày là kết thúc.

Hội hoạ với mình là một tiếng gọi trong lòng, mình cầm cây bút lên vẽ đơn thuần là để đáp lại tiếng gọi đó. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự thoả mãn bản thân, để đối thoại với chính mình, thì có lẽ viết nhật ký cũng đủ rồi. Người hoạ sĩ có thể ẩn dật, tìm niềm vui thú nơi hoang vắng, cô quạnh, nhưng những gì họ tạo ra có một đời sống độc lập không thể bị giới hạn trong ngăn tủ, không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời, không bao giờ nhìn thấy gương mặt người khác.

Một điều thật tuyệt vời là qua triển lãm này, những bức tranh của mình và Haiku Pháp Hoan đã có những cuộc gặp gỡ mới. Bên cạnh những anh chị nghệ sĩ, thi sĩ đồng nghiệp là những cô chú lớn tuổi, những em bé nhỏ, những thầy cô giáo, những bạn học sinh, những người thường ngày có lẽ nhìn về nghệ thuật với sự rụt rè e ngại, và còn có những sư cô, sư thầy đã không quản ngại đường xa ghé đến. Như hai bức ảnh thật cảm động này là từ sư cô An Ngọc, cô đến từ tận Bảo Lộc.

Thật vui khi thấy những người xa lạ dừng lại để ngắm tranh, rồi họ tiến lên một bước, hai bước, để nhìn thật gần. Nếu họ tìm thấy sự đồng cảm nào đó trong bức tranh thì còn gì tuyệt hơn? Khi bạn và tôi có một điểm chung, khi ta hiểu nhau mà chẳng cần mở miệng ra nói lời nào...

Hội hoa vốn là một lựa chọn ích kỷ, nhưng nó đã mang lại cho mình nhiều điều quý giá và những kết nối vượt lên trên cả ngôn từ.

Cảm ơn các bạn vì đã yêu mến những bức tranh mình vẽ ra, đó là sự động viên rất lớn trên con đường đôi khi rất cô độc này.

Địa Ngục by Phuong Nguyen

Tĩnh tọa trong đêm
tiếng hót đỗ quyên
vọng lên từ Địa Ngục.
- Pháp Hoan

Contemplating tonight’s stillness
resounds the cry of water rail
from the depth of hell.

_____

Tôi không biết thiên đường trông như thế nào và sẽ có cái gì chờ đợi những người đã phấn đấu cả cuộc đời để được đặt chân vào đó. Nhưng tôi tự hỏi rằng liệu nơi đó có đẹp đẽ và diệu kỳ hơn những gì tôi đang nhìn thấy nơi địa cầu này không? Những cánh rừng hùng vĩ nơi đại ngàn, biển rộng trải dài vô biên và trong lòng chúng nhung nhúc sinh sôi sự sống muôn loài đa dạng, rực rỡ. Nếu Cực lạc là nơi chỉ còn niềm vui, vậy thì liệu có vui hơn cảm xúc lâng lâng hạnh phúc tôi có được khi chuyện trò cùng những người bạn tâm giao? Có vui hơn nỗi xúc động khiến tâm hồn như được gột rửa khi nghe một bản nhạc hay, khi rảo bước đi bên bờ biển nhìn ngắm một hoàng hôn rơi, khi nhìn vào vũ trụ thăm thẳm sâu lấp lánh những vì tinh tú? Đối với tôi thiên đường hiện diện trong những vòng tay ôm và những nụ hôn với người thân yêu khiến thời gian như ngừng lại, trong đôi mắt ngây thơ và nụ cười những đứa con mình...

Và địa ngục cũng vậy, trong lòng mỗi người hiện diện một địa ngục sâu thăm thẳm của cô độc, của ly biệt, bội phản và hận thù... Liệu ma quỷ ở cõi âm ty có thể làm điều gì kinh khủng hơn những gì con người đã và đang làm với nhau? Đứng ở phía bên này vườn địa đàng, tôi ngước lên nhìn trời, mây trắng chầm chậm trôi thật bình yên, nhưng ở nơi khác trên trái đất này, từ những tầng mây kia là bom đạn đang rơi xuống.

Hồi đầu, tôi dự định vẽ cảnh địa ngục Phật giáo, nhưng rồi tôi đổi ý và vẽ lại cảnh núi lửa Visuvius bùng nổ, chôn vùi Pompeii, hàng chục nghìn người dân không kịp tháo chạy bị chôn vùi trong dung nham và bụi tro núi lửa. Một quang cảnh tang thương thường được xem như "địa ngục tại thế".

"Không có thiên đường, cũng không có địa ngục, bởi đó là những nơi ta có thể trải nghiệm ngay tại kiếp sống này."

---

I think that both heaven and hell are realms that you can experience during our earthly existence. What is there in heaven better than this life? A realm abundant in lush greenery, diverse landscape, expansive sea, and the wonder of nature. It's found in the delight of conversation with dear friends, the embrace of music, peaceful strolls along the shore watching the sunset. It's found in the warmth of an embrace, the tenderness of a kiss, the innocent laughters of my children... what could heaven offer that's superior to these treasure?

And then there is hell, an immense chasm of isolation, of treachery, anguish and sorrow. The numbing pain of losing someone you love... It's the abyss deep within our soul. Are the ghost and malevolents capable of doing things even more terrifying than the atrocities human inflict upon each other? While I stand on this side of paradise gazing at peaceful clouds above, somewhere else on Earth it's raining down missiles...

Consequently, instead of depicting the realms of Buddhist hell as I intended to originally, I turned to the catastrophic eruption of Mount Visuvius that shook the Roman empire and buried Pompeii. An unparalleled disaster that vividly represent the horror of a living hell.

Hoài Phương giữa "Tám vạn bốn nghìn cây" by Phuong Nguyen

Chụp vào buổi sáng ngày mùa xuân 8/3/2020, đêm hôm đó nước Ý chính thức đóng cửa vì Covid-19

Bài phỏng vấn chính thức trên Art Republik: Trò chuyện Art Republik: Hoài Phương giữa “Tám vạn bốn nghìn cây”

Đây là phiên bản không che

Xin chào chị Hoài Phương. Chị Phương vui lòng giới thiệu một chút về bản thân nhé ạ.

Xin chào Tâm. Phương hiện đang sống tại Bologna, một thành phố cổ kính, nho nhỏ dễ thương ở miền bắc nước Ý được bao phủ vởi những ngọn đồi xanh mướt và cách Florence không xa. Mình đến đây từ năm 2017 sau khi kết hôn, và hiện bên cạnh việc vẽ tranh, mình cũng là mẹ của hai đứa trẻ.

Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, môi trường sống của mình thì không có gì liên quan đến nghệ thuật cả tuy nhiên từ bé mình đã yêu thích hội họa nhiều hơn bất kì việc gì khác. Mình đã vẽ liên tục như vậy cho đến khi lớn lên, thường là ở mặt sau những cuốn vở giữa thời gian rảnh rỗi hiếm hoi trong lớp học. Mình còn nhớ từng bị đuổi khỏi lớp vài lần khi bị thầy cô bắt gặp. Thích vẽ là như vậy nhưng ý nghĩ trở thành một họa sĩ lại chưa từng xuất hiện cho đến khi đi du học. Nơi mình đi du học là một thị trấn rất nhỏ ở tiểu bang Oklahoma, nơi đó rất vắng vẻ và khá buồn, mình không có nhiều bạn, nên một ngày nọ giữa mùa đông lạnh cóng, ngày qua ngày bó gối trong nhà, để giết thời gian mình đã lấy hộp màu nước ra nghịch một tí. Chẳng ngờ là mình lại rất thích và dường như niềm vui thời bé đã sống lại một lần nữa, mình vẽ liên tục cho đến khi tốt nghiệp. Dù cho hội họa không phải là ngành mình theo học nhưng giáo sư đã đồng ý cho mình dùng những bức tranh đó làm triển lãm tốt nghiệp. Khi nhìn những bức tranh được treo trên tường trong khán phòng vắng vẻ giữa mùa hè nóng bỏng lửa, khi mà hầu hết học sinh đã về quê, lần đầu tiên mình cảm thấy trong lòng nhe nhóm ước mơ được trở thành một họa sĩ. Và mình đã cố gắng rất nhiều từ khi đó.

Mình đã luôn luôn tự hỏi không biết từ khi nào mình trở thành một họa sĩ thực sự? Đó là khi mình cầm cây cọ lên lần đầu? Khi mình nhìn những bức tranh non nớt trong triển lãm tốt nghiệp năm xưa? Khi mình có triển lãm đầu tay? Nhưng giờ đây thì điều đó với mình có lẽ cũng không thực sự quan trọng nữa, mình đang làm việc này với toàn bộ sự yêu mến và nghiêm túc theo đuổi nó.

 Là một họa sĩ Việt sống và làm việc tại trời Âu, điều này ảnh hưởng ra sao tới ngôn ngữ hội họa của chị?

Mình nhớ trước khi rời khỏi Sài Gòn, có một đêm mình đi uống rượu với một người bạn thân tên Aiden, bạn nói một câu mình đến giờ vẫn nhớ: Phương, tao mong là khi mày đến Ý, mày sẽ cảm nhận được tất cả những sự buồn bã và chông chênh của một cái cây bị bật tung gốc rễ, và rồi mày sẽ vượt qua được nó.

Câu nói của người bạn ấy mình chỉ thấm được khi đã đến Ý một thời gian, sau khi cảm giác tourist đã đi qua và mình phải bắt đầu học cách trở thành một người địa phương. Mình cảm thấy đúng là như một cái cây bị bứng đi khỏi vùng đất quen thuộc đã nuôi dưỡng tinh thần mình bấy lâu. Đặt vào vùng đất mới này, rất nhiều dây rễ cũ đã bị đứt rời hoàn toàn, và trong sự loay hoay sống còn, tìm mọi cách để thích nghi và hòa nhập với môi trường mới, có lẽ một số lá cành đã héo úa không còn cách nào hồi phục được nữa, nhưng rồi từ từ cái cây đâm ra những rễ mới, những chiếc rễ non này dần bám đất, rồi thật chậm rãi, những cành lá mới tỏa ra.

Tại đây, mình luôn ý thức được mình là một người nhập cư, Italy hay cụ thể hơn là Bologna không phải là một melting pot, sự hiện diện của người nhập cư dù ngày càng nhiều nhưng luôn tồn tại một khoảng cách giữa những cư dân mới với người bản địa. Bản thân mình không thiếu những lúc cảm thấy chông chênh như người đi trên dây giữa hai luồng văn hóa Đông – Tây, vừa giao hòa mà cũng đầy mâu thuẫn, vừa muốn hòa thành một phần mà cũng có lúc chỉ muốn làm kẻ ngoài cuộc, cái tôi của mình không ngừng tan ra rồi lại kết tủa. Mình nghĩ cảm giác có hiện diện trong các bức tranh của mình, một sự mâu thuẫn mà bản thân cũng thấy thật khó để diễn tả thành lời. Mình không thể ngả hẳn về một bên nào, những bức tranh không hoàn toàn vui và cũng chẳng bao giờ quá buồn bã cực đoan, nửa Đông nửa Tây. Hai phía đối cực như âm dương đó luôn có một sự đối kháng và tương hỗ nhất định.

Một điều rất tuyệt vời ở đây là thiên nhiên và bốn mùa. Sinh ra ở Sài Gòn, mình lớn lên trong “concrete jungle” và cái nắng mưa đặc trưng của miền nhiệt đới, nhưng ở đây mình cảm nhận được rất rõ dòng thời gian của tự nhiên và cách muôn loài thay hình đổi dạng qua từng mùa, từng tháng, có khi theo từng tuần. Quan sát chúng, mình cảm thấy được nhịp đập của tự nhiên. Không có một cái đồng hồ nào nhắc nhở chúng tự khắc biết khi nào là lúc phải ngủ đông, khi nào phải đâm chồi, khi nào phải nở hoa, và những loài côn trùng đến mùa thì nẻ đất chui lên, kết đôi, sinh sản, đi qua bao nhiêu hóa thân để hoàn thành cuộc đời ngắn ngủi đến mức nhói lòng hụt hẫng. Mình tìm thấy rất nhiều cảm hứng từ thiên nhiên. Muôn loài đang đi qua dòng thời gian trong nhịp sống riêng của chúng. Và mình cũng không ngoại lệ, cũng đang trôi đi trong dòng chảy của riêng mình, cũng đang đi qua những hóa thân để thành một con người mới.  

 

 Quan sát về nghệ thuật Việt Nam, hiếm có họa sĩ trẻ nào chọn con đường gắn mình với tranh thủy mặc. Con đường nào đã dẫn lối chị Phương tới với dòng tranh này?

Mình nghĩ thủy mặc chỉ là một phần trong thực hành của mình, cái mà mình theo đuổi thì rộng hơn như thế và có lẽ được gọi là Đông Phương Họa. Một số tranh mình sử dụng bột màu gốc đất và đá bán quý - là cách vẽ truyền thống trong Trung Quốc họa và sau này là Nihonga của Nhật Bản, thủy mặc là một phần trong lối vẽ đó. Tại Việt Nam thì khi nhắc đến thủy mặc ta sẽ thường nghĩ đến dòng tranh sơn thủy và tranh tả ý, bản thân mình nghiệm thấy tinh thần trong tranh mình không hoàn toàn tương đồng nên không thể nhận bản thân là một họa sĩ thủy mặc. Dù không hoàn toàn theo con đường thủy mặc, mình học hỏi rất nhiều từ dòng tranh với bề dày lịch sử sâu rộng này và đôi khi cũng thử sức một chút. Hội họa là một khu rừng rộng lớn nên đôi khi mình không kiềm được lòng mà muốn dạo chơi ở những vùng đất mới.

Mình tìm thấy hứng thú với con đường này này chính là khi bắt đầu vẽ bộ tranh Haiku. Nhưng khi đó mình khá phân vân, bởi trước đó cách mình vẽ rất khác, khá gần với pop surrealism, và việc thay đổi phong cách đột ngột là rất risky đặc biệt cho những họa sĩ mới. Quyết tâm thay đổi đến khi mình có cơ hội trò chuyện với một chủ phòng tranh tại Ý và đây là một trong số ít nơi làm việc với nhiều họa sĩ Châu Á. Cô xem qua portfolio và ngạc nhiên thay, bức tranh cô chọn lại là một tác phẩm cũ mình đã vẽ từ hai năm trước đó. Cô tỏ ý muốn làm việc với mình nhưng trước hết cô muốn thấy sự ổn định trong phong cách, điều đó có nghĩa là mình sẽ phải quay ngược lại hai năm trước và có thể sẽ “chết” style này luôn. Đứng trước một cơ hội tuyệt vời mà vẫn phân vân, đó là lúc mình nhận ra mình đã sẵn sàng thay đổi. Mình đã tiến lên phía trước rồi, mình không muốn quay ngược lại điểm khởi đầu. Tất nhiên là cánh cửa này đã khép lại và đã có vài năm không mình hoạt động gì nhiều, nhưng bù lại là rất nhiều thời gian để luyện tập, và nó đã mở ra những cánh cửa mới.

Mình tự học những kỹ thuật vẽ của Đông Phương họa qua internet. Sau nhiều thử nghiệm thất bại, một vài quả ngọt đã thành hình. Qua mỗi bức tranh mình dần nắm bắt tốt hơn, đi cọ mượt mà hơn, và mình vẫn đang tiếp tục học hỏi và thử nghiệm, tinh chỉnh để tìm ra những khả năng mới.

Về bản chất thì những thứ mình dùng để vẽ không khác mấy so với những họa phẩm hiện đại. Màu vẽ từ xưa đến giờ đều đến từ tự nhiên, thời nay thì ta có thêm màu nhân tạo, tùy vào binding agents sẽ tạo những chất màu khác nhau như màu nước, acrylic, màu dầu... Không riêng gì phương Đông, những họa sĩ phương Tây cũng đã từng làm i hệt, màu vẽ hoàn toàn được làm thủ công và mỗi họa sĩ sẽ có một formula riêng phù hợp với lối vẽ của họ. Thời hiện đại này thì các hãng họa phẩm đã thay ta làm công việc đó. Nhuộm giấy, pha màu, mài mực… đều là những thực hành tốn thời gian trước khi có thể bắt tay vào vẽ. Nhưng mình thì cảm thấy sự chậm rãi đó lại vừa nhịp với mình.

 

Mỹ học Á châu mình có quan niệm tranh thủy mặc không chỉ đơn thuần là minh họa hoặc tái hiện bề ngoài chủ thể mà còn là nắm bắt được cốt yếu tinh thần trong đó. Vậy tiến trình của chị khi vẽ một bức tranh mới sẽ như thế nào?

Quá trình xây dựng bức tranh là tốn thời gian nhất và phần lớn nó chỉ diễn ra trong đầu, có khi mình dành nhiều tuần chỉ để nghĩ xem muốn vẽ cái gì. Cảm hứng đến từ khắp nơi, đôi mắt quan sát vô số thứ mỗi ngày, đôi tai lắng nghe vô số câu chuyện hằng ngày, nhưng cái khoảnh khắc mà một bức tranh xuất hiện, những yếu tố rời rạc bỗng dưng kết nối thì khá đột ngột và chẳng có một pattern nhất định nào cả. Giống như là một cái nồi súp vô số thông tin nung nấu âm ỉ rất lâu để rồi bất thình lình một giọt tinh chất nhỏ ra. Khi mình đã chắc chắn muốn vẽ cái gì, bố cục ra sao thì mình sẽ đi tìm tư liệu để vẽ. Bởi phần lớn cảm hứng đến từ đời sống xung quanh nên mình khá dồi dào tài nguyên, nhưng đôi khi không có thì sẽ phải research trên internet. Tuy vậy để tìm được tư liệu y hệt những gì mình tưởng tượng là bất khả, nên mình sẽ kết hợp rất nhiều nguồn khác nhau để ra được bức tranh mà mình mong muốn. Giai đoạn xây dựng bức tranh cũng mất thời gian, vì mình thường nhuộm giấy và phải tinh chỉnh nhiều chi tiết trước khi bắt đầu xuống bút, quá trình chuẩn bị này ít chỗ cho sáng tạo và đôi khi khá nhàm chán, nhưng bù lại, nó sẽ giúp các giai đoạn sau đó trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ hơn rất nhiều.

Trong Đông Phương họa thì lại chia ra hai dòng tranh là công bút và tả ý, mình thiên về công bút nhiều hơn. Cá nhân mình rất ngưỡng mộ cung cách làm việc của những họa gia tả ý, khi họ quan sát thật lâu để thấm nhuần bản chất của đối tượng được vẽ nên đến mức họ có thể phóng bút không cần đường nét phác thảo mà vẫn bắt được cái thần hồn sống động của vạn vật. Tranh tả ý thường rất nhiều khoảng trống, đường nét giản tiện, nên nó đòi hỏi người xem phải suy tư đặng lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên cách vẽ thoạt trông đơn giản nhưng lại đòi hỏi một trình độ cao trong cách kiểm soát lượng nước, lượng mực, hiểu biết về cây cọ được sử dụng, chất giấy... Với thủy mặc bạn không thể sửa tới sửa lui, mực loan tới đâu sẽ hằn lại trên giấy mãi mãi. Đó là bút pháp “nhất giác” – và mình tin rằng nét bút thủy mặc xuất phát từ nội lực và trái tim của chính người vẽ. Về tư duy lẫn kỹ thuật mình chưa đạt đến trình độ đó. Mình phải hình dung và phác thảo kĩ càng cho một bức tranh và điều này phản ánh khía cạnh chịu ảnh hưởng từ phương Tây của mình - sự tiếp cận có phần lý trí và khoa học, xây dựng bức tranh theo từng giai đoạn, lớp lang, đi vào tiểu tiết.... Tuy nhiên mình nghĩ là cách tiếp cận dẫu có khác biệt nhưng bản chất nó thì như nhau. Một bên là quan sát thật lâu để thấm nhuần, một bên là nghiên cứu và đào sâu để hiểu rõ, nhưng tình cảm ta đặt vào trong quá trình đó là như nhau. Cái thần sẽ hiển lộ, khi bức tranh có tình cảm trong đó.

Những khai phá của chị trong việc sử dụng chất liệu (như thêm sơn cánh kiến, bột vàng,...) như một phương tiện để truyền tải cảm xúc và thông điệp có câu chuyện gì thú vị không ạ?

Mình nghĩ về chất liệu thì mình khá cổ điển, không có nhiều sự cách tân trong kỹ thuật bởi mình luôn xem bản thân là một học trò và hiện tại mình muốn bồi dưỡng bản thân có một cái nền thật vững chắc. Tất cả những kỹ thuật và kiến thức về chất liệu mình có được bây giờ không có gì mới mẻ… ngay cả việc thếp vàng lên tranh cũng là một thực hành cổ xưa mình học được từ những người đi trước. Nếu có cái gì đó mang tính khai phá cá nhân thì đó là những câu chuyện trong tranh mình chọn thể hiện.

 Những họa sĩ mà mình yêu thích thì thường mang hai đặc điểm: vừa nặng tính kế thừa vừa có những đột phá cá nhân phủ định sự kế thừa đó. Để lấy ví dụ, họa sĩ người Ý Nicola Samori là một họa sĩ sơn dầu, ông vẽ tranh theo trường phái Baroque cổ điển rất nghiêm cẩn và cách dụng bóng tối siêu việt như Caravaggio, nhưng ông có những sự phá cách cá nhân đương đại rất đương đại như là đốt và đục lỗ canvas, trộn màu vẽ với bột cẩm thạch từ trong xưởng điêu khắc rồi lột nó ra… Họa sĩ Nihonga đương đại Hiroshi Senju thay vì vẽ trên lụa với cọ như lối truyền thống thì vẽ bằng súng phun sơn. Fuyuko Matsui thì trung thành với kỹ thuật Nihonga truyền thống và cô vẽ với cung cách một họa sư từ những thế kỷ trước, nhưng cô lại kết hợp hội họa tây phương với thiên hướng hiện thực vào trong tranh, là cái đối lập với nihonga cổ điển. Học hỏi con đường sáng tạo của những nghệ sĩ này mang đến cho mình niềm cảm hứng và cũng là la bàn chỉ lối con đường mình muốn đi. Khi cây đủ lớn tự khắc sẽ đơm hoa kết trái. Hiện tại, mình đang tập trung vào việc kế thừa những tinh hoa của quá khứ. Khi cái nền đã vững, khi mình đã đủ chín thì những đột phá cá nhân sẽ đến. 



Được biết chị Phương đang nghiên cứu và thực hành minh họa thơ Haiku của tu sĩ Pháp Hoan. Đâu là duyên cớ khơi nguồn cảm hứng của chị và có điều gì đặc biệt ở bộ tranh này chị muốn chia sẻ cùng mọi người?

Mình tìm thấy thơ của Pháp Hoan khi nước Ý đang đóng cửa vì dịch Covid. Lúc đó trước Ý thì chỉ có Trung Quốc có số ca nhiễm cao nhất, thế giới vẫn chưa rõ là dịch bệnh đang lan truyền nhanh khủng khiếp khiến người chết như ngả rạ này là cái gì. Và để đối phó thì nước Ý đã lockdown toàn quốc trong gần ba tháng. Thời gian này mình không bước một bước xuống đường, chỉ loanh quanh trong nhà, mỗi ngày chờ đợi tin tức cuối ngày xem có bao nhiêu ca nhiễm, bao nhiêu người chết… Và trong bầu không khí đặc quánh sự lo âu và hoang mang này mình đã tình cờ đọc thấy những bài Haiku của Pháp Hoan. Pháp Hoan là một tu sĩ, nên những dòng thơ haiku của bạn đẫm tính thiền, chất chứa hơi thở tự nhiên trong đó. Chỉ ba dòng ngắn gọn nhưng nó lại mở ra cả một chân trời rộng lớn, đưa tâm trí mình đi ra khỏi bốn bức tường trong thời gian đầy ngột ngạt đó. Bài thơ đầu tiên mà mình họa là bài Tám vạn bốn nghìn cây.

Dưới chân núi phía tây
tôi đi vào chốn ấy
tám vạn bốn nghìn cây.

Bạn viết về tâm tư của người tu sĩ khi đứng trước khu rừng có tám vạn bốn nghìn giáo lý nhà Phật, nhưng đồng thời mình cũng cảm nhận được tâm trạng của mình khi đó là một họa sĩ chập chững bước vào nghề, hoang mang trước vô vàn ngã rẽ trước mặt, không biết nên đi về đâu, nên theo đuổi trường phái gì, nên theo học cái gì, nghệ thuật quá rộng lớn mà mình không có đến một chiếc la bàn hay một người dẫn đường. Vì đồng cảm với những tâm tư này mà mình đã vẽ nên bức tranh đầu tiên, và Pháp Hoan cũng rất thích nên tụi mình đã phát triển thêm nhiều tác phẩm khác. Có lẽ nó chính là cái gọi là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.”

Cá nhân mình thì cho rằng đây là một dự án khá thú vị, bởi mình sinh sống tại Ý, Pháp Hoan thì ở Canada, chúng mình cùng trao đổi với nhau bằng tiếng Việt và tác phẩm được tạo ra dựa vào thức thơ của Nhật. Không chỉ là sự giao thoa giữa thi ca và hội họa, mình thấy nó vượt qua khoảng cách địa lý và cái cảm thức cổ kính trong thơ của bạn thì lại gợi nhớ đến sự u huyền cô quạnh vượt thời gian nữa. Từ khi mình bắt đầu bộ tranh này mình cũng đã có thêm nhiều tình bạn mới. Đây là cái mà mình gọi là phép màu của nghệ thuật: khả năng kết nối những tâm hồn đồng điệu vượt qua các chiều không - thời gian.


Bức tranh nào khiến chị trầm tư nhiều nhất và câu chuyện của nó là gì?

Những bức tranh mình chọn minh họa trong hơn 600 bài thơ của Pháp Hoan là những bài mình chọn lọc dựa theo sự đồng cảm cá nhân, nên mình thích hết, và đồng cảm với tất cả. Như bức tám vạn bốn nghìn cây nói trên là về tâm tư của mình khi bước chân vào nghề (Rất tiếc là bức này một người bạn mình đã mua rồi và mình chưa tìm thấy cảm hứng mới để vẽ lại) Bức Đại Tuyết là dựa trên một công án khi thiền sư vì lạnh quá mà đem tượng Phật ra chẻ làm củi đốt, bức Ruộng khô thì khiến mình đồng cảm với tâm trạng người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đối diện với tình trạng ngập mặn và hạn hán kéo dài…Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, bức tranh mình yêu thích nhất có lẽ là Bốn Núi, mình đã viết một bài tự luận khá dài trên blog để giải nghĩa tâm tư của
mình với riêng bài này. 

Bốn núi bủa vây
một sáng thức dậy
thấy mình là cây.

Bốn núi trong cảm nhận của mình chính là bốn nỗi khổ lớn: Sinh, lão, bệnh, tử mà một con người sinh ra đã phải gánh lấy. Mà thực ra đâu chỉ con người, phàm vạn vật trên đời này cái gì sinh ra mà không tàn lụi? Ngay cả những thiên hà rực rỡ cũng đã đi qua giai đoạn hoài thai, bùng cháy, rồi nguội lạnh và trong một tương lai xa xăm khôn cùng tất cả sẽ chìm sâu vào đêm đen tĩnh mịch. Nói tóm lại, khổ là không tránh được. Càng lớn lên, càng thấy những dãy núi này sao càng cao vời vợi không cách nào trèo thoát nổi, và không thiếu những người tự cô lập bản thân, tách biệt khỏi xã hội, tự cắt rời bản thân khỏi triền miên những bi kịch trên thế giới, từ một cái nhà tù lớn họ đi vào một cái nhà tù nhỏ hơn, vì chung quy, bốn bức tường nó vẫn ở đó.

Nhưng một cái cây thì lại khác, núi rừng là nhà của nó. Nỗi khổ có thể đến từ tác động ngoại vi hay nội tại và cuộc sống thì không bao giờ bằng phẳng, ta không bao giờ có thể tránh được nỗi khổ. Nên nếu ta có thể hóa thành một cái cây – thay đổi góc nhìn, thì có lẽ nỗi khổ này sẽ trở nên êm dịu hơn, cuộc đời này sẽ dễ chịu hơn một tí chăng?

Triển lãm sắp tới tại Việt Nam có ý nghĩa thế nào với một người con xa quê hương như chị và thông qua triển lãm, thông điệp của chị là gì?

Thật sự là khi khởi đầu bộ tranh này mình không nghĩ rằng nó sẽ có thể đi xa được đến thế! Và hiển nhiên mình rất hạnh phúc khi những bức tranh này được về nhà, về vùng đất đã sinh thành và nuôi dưỡng tình cảm và mỹ cảm phương Đông trong mình. Sự giao thoa văn hóa đã diễn ra từ rất lâu, từ con đường tơ lụa đến những chuyến hải hành vượt trùng dương vào thế kỷ 17, và trong kỷ nguyên số khi thông tin và hình ảnh lao đi vượt khoảng cách hàng nghìn cây số chỉ trong cái chớp mắt, thật dễ dàng để tìm thấy những người mộ điệu vừa hiểu vừa trân trọng nghệ thuật đến từ những nền văn hóa khác. Tuy nhiên, có một câu trong cuốn Thiền và Văn hóa Nhật Bản mình yêu thích như thế này: “Thử lấy một bức thủy mặc vẽ hai thiền sư Hàn Sơn và Thập Đắc chẳng hạn, đem treo trong một phòng bán tranh ở Âu châu hay ở Mỹ để xem nó gây được ấn tượng gì hay ảnh hưởng thế nào đối với khách đến viếng. Lúc đó, ta sẽ thấy khái niệm "cô tuyệt" là một sản phẩm của phương Đông và chỉ có giá trị giới hạn trong vùng đất sinh thành ra nó.” (Bản dịch của bác Trịnh Nam Trân) Mỗi cá nhân chúng ta là di sản của một nền văn hóa đã tiếp diễn từ hàng trăm, hàng ngàn năm, và vì thế có những điều ta hiểu mà không cần phải giải thích dông dài, có những điều ta sẽ đồng cảm nhiều hơn và sâu sắc hơn những người sống ở vùng đất xa xăm bên kia bán cầu, những người chưa từng đắm mình trong nền văn hóa của ta. Mình đã đi xa khỏi Việt Nam khá lâu, nên phần nào đó trong mình vừa mong đợi, vừa hồi hộp không biết mọi người sẽ đón nhận nó như thế nào. Nhưng điều mình có thể chắc chắn là, mình đã đặt rất nhiều tình cảm vào trong từng bức tranh, và mình mong rằng khi bạn đứng đối diện chúng, dù có thể ta chưa bao giờ gặp nhau, bạn cũng sẽ cảm nhận được tình cảm đó.